X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bé bị viêm da dị ứng phải làm thế nào?

Bé bị viêm da dị ứng thường xuất hiện các dấu hiệu như khô da, ngứa, phù nề, tiết dịch, bong vảy… Cha mẹ cần nhận biết sớm để tìm cách đối phó, giúp trẻ loại bỏ những khó chịu do bệnh gây nên.

Như thế nào là tình trạng viêm da dị ứng ở bé?

Bệnh viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em và với bất kì ai. Yếu tố thời tiết hanh khô, mùa đông chính là điều kiện thuận lợi khiến bé bị viêm da dị ứng với các dấu hiệu nổi ban đỏ, ngứa da, xuất hiện mụn nước, tiết dịch…

Bé bị viêm da dị ứng phải làm thế nào

Bé bị viêm da dị ứng phải làm thế nào

Vì sao bé bị viêm da dị ứng?

So với người trưởng thành thì tỷ lệ bé bị viêm da dị ứng cao hơn nhiều bởi vì:

  • Do yếu tố di truyền: nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc đã từng mắc các bệnh viêm da dị ứng trẻ cũng sẽ có khả năng cao mắc bệnh này
  • Bé sinh ra có làn da mỏng cộng thêm sức đề kháng kém nên dễ bị các yếu tố từ môi trường xâm hại từ đó gây nên các bệnh về da trong đó có viêm da dị ứng.
  • Thời tiết hoặc khí hậu khô khiến da trẻ căng và yếu, khi không được chăm sóc cẩn thận càng có điều kiện khiến trẻ mắc bệnh viêm da.
  • Trẻ ăn những loại thực phẩm có tính dị ứng hoặc môi trường sống chứa nhiều yếu tố gây dị ứng cũng là điều kiện phát sinh bệnh.

Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm da dị ứng

Có rất nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh nên khi bé bị viêm da dị ứng cũng sẽ có các biểu hiện khác nhau. Bệnh thường bệnh thường trải qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính:

Trên da trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti gây ngứa, chúng có thể gây ửng đỏ và sưng tấy trên da, đặc biệt là ở 2 vùng má và các nếp gấp. Chúng cũng có thể xảy ra ở những vùng da trẻ thường xuyên tì đè.

  • Giai đoạn bán cấp:

Tại vùng da bị tổn thương sẽ hạn chế tình trạng sưng viêm, mụn mủ se lại và tạo thành vảy gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Lúc này da trẻ bắt đầu khô lại và ngày càng dày lên.

  • Giai đoạn mãn tính:

Vùng da bị bệnh bong vảy, liken hóa và ngứa. Tuy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nhưng các mầm mống phát bệnh đang trong giai đoạn “ngủ đông”, chỉ cần không được chữa trị, có điều kiện thuận lợi hoặc nếu trẻ gãi ngứa làm cho da tổn thương, chúng sẽ tiếp tục quay vòng trở lại và tình trạng viêm da ở trẻ càng nặng hơn lúc ban đầu.

Điều trị viêm da dị ứng cho bé như thế nào?

Bé bị viêm da dị ứng thường khô da vì mất nước, nếu khô và nặng hơn các mụn nước có thể bị bong tróc, lở loét… Điều trị tại nhà chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn, nếu bệnh không thuyên giảm, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bởi bác sĩ chuyên gia để có phương hướng điều trị dứt điểm cho trẻ. Căn cứ vào tình trạng bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Khi được bác sĩ chỉ định đơn thuốc, cha mẹ nên cho trẻ thực hiện đúng chỉ định này. Nếu sau một thời gian điều trị nhất định mà đơn thuốc không đạt được hiệu quả, cha mẹ nên cho trẻ tái khám để có hướng điều trị khác thích hợp hơn.

Việc bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ bằng những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da trẻ em cũng giúp trẻ hạn chế được những triệu chứng viêm da dị ứng.

Cách chăm sóc da bé bị viêm da dị ứng

  • Làm sạch da:

Mỗi ngày cha mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Cha mẹ cũng cần ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút rồi lau khô nhanh và bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi gây khô da. Việc ngâm da nên tiến hành 1 – 3 lần/ngày tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

  • Bôi chất làm ẩm:

Muốn da bé được duy trì độ ẩm suốt cả ngày, cha mẹ cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dạng dầu, dạng kem hoặc thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ ngay sau khi tắm. Vào những khi thời tiết khô hanh tốt nhất nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần của chúng ít tá dược nhất và có tác dụng kết dính nhiều hơn

Be Bi Viem Da Di Ung

Bôi kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da dị ứng

  • Giảm ngứa và kích ứng:

Thường xuyên duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý cho bé là việc cần thiết bởi vì stress cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ.

Cha mẹ cần cắt móng tay, mang bao tay và đi tất vào ban đêm cho trẻ để tránh tình trạng tổn thương da do gãi ngứa. Chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, cồn và các sản phẩm chăm sóc da cần được tránh sử dụng ở mức tối đa. Quần áo của trẻ nên chọn chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi.

Ngoài ra, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thức ăn dị ứng, không để trẻ chơi dưới đất bẩn, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông nhiễm vi khuẩn.

Việc dùng thuốc bôi chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và không nên dùng chung với chất làm ẩm vì nó sẽ khiến hiệu quả điều trị giảm xuống.

Nếu bé bị viêm da dị ứng có dấu hiệu sốt, phải thức giấc ban đêm do ngứa nhiều, tổn thương da nghiêm trọng, có mủ, đóng vảy màu vàng hoặc không giảm tổn thương da sau một tuần điều trị, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được khám và trị liệu phù hợp. Khi cần được tư vấn thêm về các vấn đề viêm da dị ứng ở trẻ, cha mẹ cũng có thể liên hệ chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương sẽ luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp.

Facebook: Phòng khám Đa Khoa Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC