X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh lang ben là gì?

Là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, cùng tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra khiến các bệnh da liễu tại Việt Nam ngày càng gia tăng rõ rệt, nhất là bệnh lang ben. Số bệnh nhân nhiễm vi nấm (nhiều nhất là vi nấm gây bệnh lang ben) xếp ở vị trí thứ 2 ở nước ta trong số các bệnh da liễu. Vậy bệnh lang ben là gì? Bạn biết bao nhiêu về căn bệnh phổ biến, quen thuộc này? Hãy cùng các chuyên gia Đông Phương tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây.

Tổng quan bệnh lang ben

Lang ben là gì ? Đây là một dạng bệnh nhiễm nấm, do loại nấm có tên Malassezia furfur gây ra (hay còn gọi là nấm Pityrosporum ovale).

Bệnh lang ben ảnh hưởng rất nhiều tời chất lượng cuộc sống

Bệnh lang ben ảnh hưởng rất nhiều tời chất lượng cuộc sống

Bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ, nhất là lứa tuổi từ 20 – 35 tuổi, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và người già.

Bệnh gây nên cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng và gây trở ngại không nhỏ đến giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày cũng như tâm lý của người mắc bệnh.

Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác, các đốm lang ben có thể lan rộng ra diện tích lớn sau một thời gian không phát hiện hoặc không điều trị bệnh.

Bệnh cũng có thể lây truyền trực tiếp (hoặc gián tiếp) từ người này sang người khác thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân (quần áo, khăn lau, chăn màn, nằm chung giường chiếu…).

Nhiều người khá chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi, song thực tế thì lại ngược lại, lang ben không thể tự nhiên biến mất, kể cả đã điều trị thì khả năng bệnh tái phát quay trở lại cũng rất lớn.

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lang ben là do loại vi nấm Malassezia furfur gây ra. Loại nấm khuẩn này có khả năng làm chức năng của tế bào sắc tố trên da bị suy giảm, hắc tố màu dưới da bị thay đổi khiến các vùng da bị lang ben thường khác màu hơn các vùng da lành còn lại.

Loại nấm này sau khi xâm nhập sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ sống hoại sinh ngay trên da người.

Khi gặp được các yếu tố và điều kiện thuận lợi, nấm sẽ nhanh chóng phát triển trên bề mặt da và tiến triển thành lang ben. Các cơ hội bao gồm có:

  • Khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa tại nước ta, kết hợp tình trạng ngập lụt thường xuyên;
  • Vệ sinh da không được đảm bảo tạo điều kiện để vi nấm phát triển;
  • Hiện tượng tăng tiết mồ hôi, mặc quần áo ẩm ướt, bít kín…;
  • Mắc phải các bệnh lý như bệnh Cushing (loại bệnh nội tiết), suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, một số bệnh nặng ở nôi tạng hay trong cơ thể có lượng cortisone cao nhiều hơn so với người bình thường;
  • Đang điều trị bệnh dài ngày bằng corticoides;
  • Mang thai, yếu tố di truyền;….

Việc nắm rõ nguyên nhân gây lang ben là rất cần thiết và hữu ích, từ đó có thể định hình hướng phòng tránh bệnh một cách hiệu quả và chính xác.

Triệu chứng của bệnh lang ben

Tổn thương trên da do lang ben chủ yếu nằm ở vị trí nửa thân trên như mặt, cổ, ngực, lưng, mạng sườn… chứ hiếm khi xuất hiện ở vùng đùi hay cẳng chân.

Triệu chứng của bệnh khi xuất hiện trên da thường không rõ ràng. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ là những chấm hoặc đốm nhỏ đồng chất, phẳng hoặc là hơi gồ so với bề mặt da, có giới hạn rõ ràng và thay đổi màu sắc da (căn cứ vào vùng da).

  • Nếu là vùng da không phơi ra ánh sáng sẽ xuất hiện đốm hoặc mảng có màu hồng, màu cà phê sữa, màu nâu hay màu đất….
  • Nếu là vùng da phơi ra ánh sáng sẽ xuất hiện một đốm có màu trắng (hoặc một mảng).

Các chấm hay đốm lang ben có kích thước khá là đa dạng, thường là hình tròn hoặc hình bầu dục, có thể xuất hiện rải rác, đơn lẻ hoặc tụ lại thành những mảng lớn.

Do những mảng da khi bị lang ben có thể đổi thành nhiều màu khác nhau (căn cứ vào sắc tố da, mức độ phát triển bệnh cũng như sự tiếp xúc ánh nắng mặt trời) mà lang ben còn có tên gọi khác là bệnh nấm nhiều màu (hay còn gọi TINEA versicolor).

Do nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời nên phần da lành của người bệnh càng ra nắng càng bị sẫm màu, từ đó khiến cho vùng tổn thương càng bị nổi rõ.

Tổn thương trên bề mặt vùng da mắc bệnh lang ben thường xếp thành từng đám, được bao phủ bởi các lớp vảy mịn, dễ bong tróc, khi cạo ra như phấn, không dính và có khả năng lây lan rộng sang các vùng da khác.

Mà khi ra nắng thì càng khổ, vùng tổn thương vốn không ngứa bỗng râm ran, ngứa ngáy như bị kim châm, cảm giác như bị châm chích ngoài da rất khó chịu.

Do những biểu hiện của bệnh lang ben thường không rõ ràng nên khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Chỉ đến khi những vùng da bị hạt màu đã lây lan và loang rộng ra nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì mới phát hiện và đi khám.

Từ đó, kéo theo việc chữa trị bị lùi lại, nhất là những trường hợp khi thương tổn nằm ở vùng da khó thấy như lưng….

Để càng lâu, thương tổn lang beng càng lan rộng, rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như quá trình điều trị sau này, hơn nữa còn trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho người khác.

Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lang ben, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị sớm để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của bệnh trên da.

Điều trị bệnh lang ben như thế nào?

Thông thường, chẩn đoán bệnh lang ben chủ yếu căn cứ vào lâm sàng, một số trường hợp thì có thể dựa vào cận lâm sàng, một số ít trường hợp sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.

Căn cứ vào kết quả thăm khám cũng như mức độ tổn thương trên da, bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể của bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Để điều trị triệu chứng cũng như nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc uống toàn thân hoặc thuốc bôi tại chỗ (dưới dạng tuýp, kem, thuốc ủ, xịt….). Những trường hợp bệnh nặng có thể kết hợp sử dụng cả hai loại thuốc.

  • Nếu triệu chứng bệnh chỉ là những đốm nhỏ, số lượng ít, có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ để chữa bệnh lang ben.

Các loại thuốc bôi tại chỗ thường dùng có thể kể đến như  dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat), BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), các sản phẩm kem/gel/mỡ có chứa thuốc kháng nấm như bifonazol, clotrimazol, ketoconazol, miconazol…

  • Nếu triệu chứng của bệnh đã lan ra diện rộng, các đốm lang ben nằm ở vị trí xa nhau, việc bôi thuốc thường dễ bỏ sót thì nên sử dụng thuốc uống toàn thân để chữa lang ben hiệu quả hơn.

Các loại thuốc uống toàn thân thường dùng có thể kể đến các loại thuốc kháng nấm như nhóm imidazol (Itraconazol, Ketoconazol, Fluconazol…), kháng sinh chống nấm Griseofulvin hay nhóm allylamin (Terbinafin)…

Khi điều trị bệnh lang ben, cần chú ý  thực hiện kiên trì và chính xác chỉ định dùng thuốc của bác sỹ về liều lượng, thời gian sử dụng.. để đảm bảo hiệu quả điều trị đạt được là cao nhất cũng như hạn chế mọi tác dụng ngoài mong muốn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hình thành và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da thật hợp lỳ để hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Hiện nay, tại phòng khám da liễu Đông Phương đang tiến hành áp dụng “Liệu pháp khử trùng sâu Đông Tây y kết hợp TBW” điều trị hiệu quả bệnh nấm lang ben.

Không chỉ loại bỏ các triệu chứng của bệnh mà liệu pháp còn có khả năng điều trị cả nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, thời gian trị liệu cũng được rút ngắn do cùng lúc các biện pháp điều trị song song nhau.

Hơn nữa, liệu pháp TBW còn đảm bảo không gây biến chứng gì trong quá trình điều trị, đồng thời đem lại tác dụng khôi phục và thẩm mỹ làn da, đem lại một làn da khỏe mạnh, mịn màng cho người bệnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Việc quan trọng nhất để phòng tránh bệnh lang ben là loại bỏ mọi điều kiện cũng như cơ hội phát triển và gây bệnh của vi nấm. Vì vậy, cần thiết:

  • Đảm bảo vệ sinh thân thể hàng ngày sạch sẽ;
  • Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo…, kể cả chăn giường cũng không nên dùng chung với nhiều người;
  • Quần áo nên thay thường xuyên và nên mặc đồ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, nhất là vào mùa nóng;
  • Quần áo, chăn màn sau khi giặt xong cần phơi tại những chỗ khô thoáng và có ánh nắng mặt trời để tránh bị ẩm mốc.

Trên đây là những chia sẻ và tư vấn của chuyên gia da liễu Đông Phương để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn xung quanh vấn đề “Bệnh lang ben là gì?”. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc click tại ĐÂY để được tư vấn cụ thể hơn.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC