X
livechat
Tìm kiếm [x]

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ

Chàm bội nhiễm là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do rất dễ tái phát nên bệnh cần được điều trị dứt điểm ngay từ đầu để hạn chế mọi ảnh hưởng mà bệnh gây ra với sức khỏe và tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần chú ý tìm hiểu các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm để có thể nhận biết sớm được bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả cho trẻ. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh.

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ

Bệnh chàm bội nhiễm là tình trạng tình trạng dị ứng khiến lớp biểu bì da bị viêm. Đa phần những người mắc phải bệnh này là những người có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm, và hiển nhiên trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ chiếm đa số.

Tổn thương của bệnh được chia ra làm 2 giai đoạn chính với những đặc điểm như:

Giai đoạn cấp tính: 

Ở giai đoạn này, trẻ nhỏ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; cùng với đó là sự xuất hiện dày đặc của mụn nước trên da; nền da bị viêm dẫn đến tình trạng phù nề, đỏ ửng.

Rất nhanh chóng, các mụn nước sẽ bị vỡ và chảy nước màu vàng, gây nên tình trạng dày sừng.

chàm bội nhiễm ở trẻ

   Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ

Giai đoạn mãn tính: 

Ở giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ thấy rằng các triệu chứng của giai đoạn cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài (thường là 1 tháng).

Bệnh chàm bội nhiễm mãn tính có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí bị nhiễm trùng. Vì vậy mà cần nhanh chóng có hướng xử lý kịp thời để điều trị bệnh nhanh chóng và triệt để.

Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm

Theo ý kiến của các bác sỹ tại phòng khám da liễu Đông Phương, nguyên nhân gây chàm bội nhiễm khá là đa dạng, nhưng chủ yếu liên quan đến các yếu tố sau đây, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền:  Những bé mà trong gia đình từng mắc phải bệnh này thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố cơ địa:  Những bé có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, hoặc có làn da khô… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố bệnh lý:  Những bé mắc phải các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh thận, viêm dạ dày… khi gặp phải các yếu tố kích thích rất dễ khởi phát bệnh chàm bội nhiễm.
  • Yếu tố môi trường:  Bao gồm có phấn hoa, khói bụi, bụi bẩn, hóa chất… khiến da bé bị dị ứng, kích ứng. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo cũng khiến bệnh thuận lợi khởi phát.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau có thể khiến trẻ nhỏ khi bị chàm bội nhiễm cảm thấy khó chịu hơn:

  • Khô da:  Làn da thiếu độ ẩm khiến bệnh chàm càng thêm ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào không khí khô hanh vào mùa đông.
  • Chất kích thích:  Các loại nước hoa, sữa tắm cho bé hay lượng xà phòng còn vương lại trên quần áo do chưa giặt kỹ có thể tác động khiến bệnh lan rộng hơn.
  • Căng thẳng:  Trường hợp bé bị căng thẳng quá độ có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, kích thích thần kinh, khiến bệnh tái phát, làn da dễ bị mẩn ngứa.
  • Thực phẩm gây dị ứng:  Theo các chuyên gia, việc cho trẻ sử dụng trứng, lạc hoặc sữa bò quá sớm có thể khiến trẻ mắc bệnh chàm.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm bội nhiễm

Các dấu hiệu bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh cũng khá tương tự như nhiều bệnh ngoài da thường gặp và không khác người lớn. Tuy nhiên,  các bậc phụ huynh có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng đặc trưng sau đây:

Ngứa da, đỏ da:

Đây là dấy hiệu đầu tiên, cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Các cơn ngứa và mẩn đỏ thường xuất hiện tại các vị trí như trên mặt, trên cổ.

Tình trạng ngứa ngáy này khiến trẻ rất khó chịu, mà trẻ còn nhỏ không tự chủ được sẽ đưa tay lên gãi, càng gãi càng ngứa, thậm chí gây nhiễm khuẩn, viêm loét da, dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Nổi mụn nước:

Tại vùng tổn thương, da thường ửng đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti. Gãi nhiều có thể khiến vùng tổn thương chảy mủ, viêm loét, thậm chí gây bội nhiễm và nhiễm trùng nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời

Khô da, tróc da:  Vùng tổn thương trên da cuối cùng sẽ khô lại và bong tróc da.

Do khá giống với những bệnh ngoài da cơ địa khác nên nhiều khi mọi người nhầm lẫn không phân biệt được bệnh chàm bội nhiễm. Nếu như bạn đang băn khoăn thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khao để được tư vấn và chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Khi nào cần đưa bé đi khám chàm bội nhiễm

Nếu sau một vài tuần mà chứng chàm của bé không thuyên giảm hoặc vùng da chàm bội nhiễm xuất hiện những vảy cứng có màu nâu hoặc vàng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị bằng kháng sinh.

Trường hợp vùng da bị chàm bội nhiễm xuất hiện mủ dịch và da bị lở loét nghiêm trọng mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy cha mẹ cần chú ý mọi dấu hiệu cụ thể trên da trẻ khi trẻ bị chàm bội nhiễm hoặc ngay khi trẻ mắc bệnh hãy đưa trẻ đi kiểm tra và chữa trị luôn.

Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Mục đích chính của việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm chủ yếu là làm giảm và hạn chế sự tái phát các triệu chứng bệnh. Thông thường có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc steroid dạng kem bôi thoa trực tiếp lên xung quanh vùng da bệnh; hoặc sử dụng thuốc xanh Methylen.
  • Trường hợp có xuất hiện tình trạng chảy dịch, sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng để vệ sinh và sát trùng vùng da bị bệnh, tiếp đó bôi thuốc như xanh Methylene, thuốc tím Gentian, thuốc đỏ Eosine…
  • Trường hợp vùng da tổn thương bị khô và nứt nẻ, sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để làm mềm da, có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên an toàn cho da như dầu dừa, dầu ô liu để dưỡng ẩm.
  • Một số trường hợp, căn cứ vào triệu chứng gặp phải, tình trạng bệnh cũng như tuổi tác mà có thể chỉ định thuốc chống ngứa, giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, xoa dịu thần kinh…

May mắn một điều là hầu hết các dấu hiệu ngứa ngáy, tấy rát tại vùng da bị chàm của các bé sẽ suy giảm trước độ tuổi đi học.

Rất ít trường hợp trẻ mắc bệnh chàm bội nhiễm mà kéo dài cho đến khi trưởng thành. Một vài trường hợp bệnh suy giảm một khoảng thời gian rồi lại tái phát và có khả năng kéo dài thêm vài năm, vùng da bị bệnh luôn có chiều hướng bị khô.

Chăm sóc bé bị chàm bội nhiễm

Trong quá trình điều trị chàm bội nhiễm, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế gãi mạnh khi tắm rửa cho trẻ cũng như duy trì việc cắt móng tay thường xuyên cho bé để tránh bé gãi lên vùng da bị chàm. Kích thích này có thể khiến vùng da bị chàm trở nên xấu hơn.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và không nên lâu hơn 10 phút bỏi việc tắm lâu có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da bé.
  • Hạn chế sử dụng sữa tắm cho bé, nếu dùng cần tráng người bé kỹ lại bằng nước ấm sạch ngay sau đó, nhất là vùng chân tay, bẹn và vùng kín.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ thường xuyên, có thể thảo luận với bác sỹ để lựa chọn được loại kem phù hợp và an toàn với làn da của bé.
  • Nên lựa chọn những trang phục từ chất liệu cotton mềm và thoáng; quần áo mới cũng cần giặt sạch sẽ trước khi bé thử để tránh gây kích thích da bé.
  • Trảnh để  cơ thể trẻ nhỏ thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột. Cũng không nên cho trẻ dùng chăn điện để tránh làm bỏng da trẻ  hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn do đổ mồ hôi.
  • Kiên trì sử dụng thuốc đúng theo đơn thuốc mà bác sỹ chỉ định cho đến khi bệnh hết hoàn toàn và dứt điểm.

Một lưu ý quan trọng nữa là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tự điều trị tại nhà bởi chàm bội nhiễm là bệnh lý có diễn tiến rất phức tạp, việc điều trị nhiều khi phải cùng lúc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em. Hy vọng những nội dung của bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0961 888 497 để được chuyên gia da liễu tư vấn một cách cụ thể nhất.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC